Hướng dẫn cách chăm sóc và trồng lại cây mai vàng sau khi chơi Tết
- Cách chăm sóc cây hoa mai như thế nào cho tốt?
- Giá thể trồng cây hoa mai là gì?
- Tỉ lệ giá thể để trồng cây hoa mai bao nhiêu là phù hợp
- Chỉnh lại dáng cây hoa mai như thế nào?
- Cây hoa mai thường mắc các loại bệnh gì?
- ...vvv
Nhiều câu hỏi của các bạn đưa ra, sau đây muacayphongthuy.com sẽ đưa ra một vài thông tin giúp các bạn nhé.
Việc chăm sóc mai sau Tết cần làm sớm ngay từ trước rằm
tháng giêng âm lịch, bởi vì Cây mai vàng sau Tết cần được thay đất để đảm bảo nguồn
dinh dưỡng nuôi cây cho năm tiếp theo. Sau những ngày được trưng trong nhà ngày tết,
những chậu mai vàng bắt đầu xuống sắc phải cần được chăm sóc, chiều chuộng để
năm sau lại được trưng bày với sức nảy của cây khỏe hơn và được nhiều hơn hoa
hơn.
- Cắt bỏ hết những chùm hoa đang nở lẫn nụ hoa chưa kịp nở, chỉ nên cắt giữa cuống hoa hoặc cuống nụ hoa, giữ lại cọng đài hoa vì chỗ này có thể sẽ cho nhiều chồi mới. Cây mai vàng đang ở trong nhà thì cần mang ra ngoài trời nơi có nắng sớm chiếu vào khoảng một tuần sau khi cây quen dần với thời tiết bên ngoài mới bắt đầu cắt nụ, cắt hoa còn lại, còn nếu là cây mai vàng đang mọc ở ngoài vườn thì có thể cắt bỏ ngay nụ và hoa.
- Chỉnh lại dáng cây mai vàng: Thường dùng cọc cắm hoăc dây kim loại mềm để uốn nắn cành để chỉnh sửa dáng cây, uốn khoảng ba tháng có thể tháo gỡ dây quấn để tránh tạo lằn không đẹp trên vỏ cành và cắt bỏ bớt nhánh quá dài và những chỗ nhánh quá dày để tạo dáng hài hòa.
- Cắt tỉa nhánh mai vàng:
Chú ý khi cắt tỉa nên xem xét kỹ để phần giữ lại của các
nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khỏang
5mm.
Phải cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai
chồi mới.
Còn nếu muốn tạo dáng mai gốc to chóp nhỏ dạng hình tháp
thì nên cắt bỏ một phần thân trên.
Khi cắt nên xem kỹ để chọn một chồi khỏe mạnh thay thế phần
thân cắt bỏ hoặc một nút lá có khả năng mọc và phát triển mạnh để thay thế ngọn.
Điểm cắt bỏ phải cách chồi hoặc nút lá thay thế khoảng 5
- 10 mm.
- Bón phân và phòng bệnh sâu hại cho cây mai vàng:
Hoàn tất các công đoạn uốn tỉa cắt sửa là đến việc phun
thuốc kích thích sinh trưởng cho mai đâm chồi mới.
Có thể chọn mua Atonic hoặc Mega 9.1.1 để phun lá là hiệu
nghiệm nhất.
Phun thuốc này 3 - 4 lần mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày.
Có thể dùng phân vi sinh hữu cơ hòa tan với nước tưới vào
gốc cho chồi mau phát. Cần hạn chế tối đa các chủng lọai phân vô cơ.
Thường xuyên theo dõi sâu bọ và những con ong nhỏ đục lá.
Trong thời kỳ chồi đang mọc lá non cần thường xuyên phun
thuốc trừ sâu.
Chú ý: công đoạn chăm sóc cây mai vàng cần xong xuôi trước
rằm tháng ba âm lịch để tránh tiết trời oi bức những ngày cuối xuân, giữ cho
mai không bị khô héo.
CÁCH TRÔN ĐẤT TRỒNG MAI PHÙ HỢP VÀ ĐÚNG TỈ LỆ
- Cách trộn đất trồng mai sau Tết bao gồm các thành phần : trộn Xơ dừa với trấu sống và phân bò hay phân trâu cũng được hoặc cách nhanh nhất các bạn có thể mua đất trồng cây mai của Tribat về trồng cũng rất tốt.
Tỉ lệ thành phần trộn là 5:4:1 bạn có thể gia giảm
theo mục đích trồng của mình.
Xơ dừa và trấu sống phải được qua xử lý, phân bò phơi
khô, bóp nhuyễn.
- Tác dụng của xơ dừa :
Phủ bề mặt chống nóng, chống xói mòn dự trữ nước, giữ nhiệt
làm tăng độ ẩm và tạo độ xốp giúp cây trao đổi không khí giữa rễ và môi trường
kích thích rễ ra nhiều.
Lưu ý : xơ dừa phải được chọn lọai đã được để lâu vì chất
chát trong xơ dừa dễ làm suy cây.
- Tác dụng của trấu sống :
Giúp cây trồng sẽ mọc rễ nhanh hơn, tạo độ thoáng cho đất
trồng, kích thích ra rể cây phát triển ổn định và khỏe..cải thiện cấu trúc đất
bằng cách tăng mật độ tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và dưỡng khí.
- Tác dụng của phân bò và phân trâu:
Cung cấp dinh dưỡng cho đất trồng, trong quá trình bón
phân, đất sẽ được sẽ được thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của
các vi sinh vật trong đất giúp tăng năng suất.
Lưu ý: không được bón lượng phân
bò quá nhiều phù hợp với kích thước của cây thôi, bón phân bò nhiều sẽ bị cháy
lá và cây kém phát triển.
- Hạn chế bị sâu bệnh hại cây mai vàng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét