Hướng dẫn chăm sóc cây hoa Lan sau Tết
- Bạn đang boăn khoăn có nên dưỡng lại cây hoa Lan của mình mua trước Tết.
- Tự hỏi chăm lại cây hoa Lan có ra bông được nữa không?
- Cách chăm sóc cây hoa Lan như thế nào để nó khỏe mạnh và mau ra bông
- Liệu năm sau cây hoa Lan của mình tiếp tục nở hoa nữa hay không?
Sau Tết các gia đình thường bận rộn bắt đầu vào công việc
thường ngày nên thường quên hoặc chăm sóc cây hoa lan không chu đáo, vì thế phần
lớn cây lan bị chết hoặc không thể phát triển hoặc lụi dần do người chơi không
mấy quan tâm đến hoặc chưa biết chăm sóc nó ra sao sau khi tàn hoa.Nếu không kịp
thời xử lý chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây hoa lan rất dễ suy yếu khó phục hồi,
hoặc có thể bị chết. Muốn để cho cây sống sót và nhanh phục hồi nên dỡ chậu hoa
lan ra thành từng cây một để trồng và chăm sóc. Đa phần hoa trên các nhánh lan
đã tàn muốn cho cây sống sót và nhanh phục hồi, ta nên dỡ chậu lan ra thành từng
cây một để trồng và chăm sóc.
Sau đây muacayphongthuy.com chia sẽ đến các vị độc giả
cách chăm sóc cây Hoa Lan sau khi hoa lan đã tàn sau Tết. Đặc biệt là loại Lan
Hồ Điệp
Do người mua chưa biết chăm sóc nó ra sao sau khi tàn hoa thì chuyện sau Tết các cây lan hồ điệp trong chậu này dễ bị chết hoặc không thể phát triển hoặc lụi dần dấu hiệu đầu tiên nhận biết là: cây lan hồ điệp bị héo lá, vàng úa dù tưới nước đầy đủ.
- Thứ I : Cắt vòi hoa Lan khi hoa đã tàn 2/3
Khi thấy 2/3 bông đã tàn thì mình nên cắt các nhánh của
cây hoa lan đi vì, vì nếu còn giữ lại bông thì cây Hoa Lan sẽ yếu dần đi.
Vây cách cắt hoa lan hồ điệp sau khi tàn thế nào?
Bạn chỉ cần cắt nhánh hoa Lan đi là được, đơn giản phải
không nào, các bạn cắt sát nhánh nhé ?
- Thứ II : Xử lý các lá Lan bị vàng héo
Lá của cây hoa Lan sau Tết thường bị héo vàng úa hoặc nhiễm
nấm bệnh là do 1 số nguyên nhân như trồng chung những cây lan vào chậu to hoặc
trong lúc vận chuyển hoa trong dịp Tết có thể làm các lá hồ điệp bầm dập dẫn đến
vàng và thối lá lan.
Quan sát tỉ lệ lá Lan bị vàng úa chưa quá 1/3 lá thì hãy cố gắng giữ lá đó lại bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc, khoét bỏ phần bị lá bị hỏng.
Với những lá bị bệnh nhiều mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng....nên cắt bỏ hoàn toàn các lá lan đó.
Quan sát tỉ lệ lá Lan bị vàng úa chưa quá 1/3 lá thì hãy cố gắng giữ lá đó lại bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc, khoét bỏ phần bị lá bị hỏng.
Với những lá bị bệnh nhiều mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng....nên cắt bỏ hoàn toàn các lá lan đó.
- Thứ III: Xử lí phần gốc rễ và thay chậu
Trước tiên bạn cần tháo rời từng cây Lan ra khỏi chậu men
hay sành sứ và trồng chúng vào chậu mới, thực hiện các cách như sau:
- Cách 1 : Bạn hãy cắt hết những rễ hư, thối và để khô ráo khoảng 2 giờ cho vết cắt khô.
- Cách 2 : Sau đó bạn chọn một vài cái chậu nhỏ bằng đất nung có nhiều lổ hoặc chậu nhựa có móc treo để trồng từng cây Lan của bạn vào .
- Cách 3 : Chọn giá thể trồng bằng than vụn, xơ dừa, dớn trắng, hoặc những miếng dừa khô để rễ Lan dễ bám…
- Cách 4 : Trồng cây Lan vào chậu (trồng cây Lan hồ điệp tốt nhất bạn nên trồng bằng chậu đất nung có lỗ) chèn than, dớn trắng cho thật chặc, đảm bảo cho cây không bị lung lây.Đối với loại Lan khác như Lan Dendro bạn có thể dung dây vải chuyên buộc Lan cố định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét