Phong thủy sân nhà – Nguyên tắc thiết kế sân vườn theo phong thủy (P.2)
- Phong thủy sân nhà, nguyên tắc thiết kế sân vườn theo phong thủy là như thế nào, các bạn cần phải biết.
- Xuất phát từ nguyên lý Sơn thủy họa, sân nhà Phong Thủy cần có sự tương phản giữa các hình sắc, thể chất, như vẻ cứng mạnh, cường tráng của núi đá, non bộ với ao nước sâu lắng, giữa sự tĩnh mịch và tiếng chim ríu rít, nước róc rách, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa sắc đỏ, cam rực rỡ và lục, xanh sẫm, …
Một khu vườn lý tưởng cần kết hợp được các vật liệu, màu sắc, hình dạng theo phương hướng Ngũ Hành, có đầy đủ năm yếu tố sau: ao hay hồ tượng trưng cho Thủy, tượng đồng hay một yếu tố tượng trưng cho Kim, cây và khóm cây tượng trưng cho Mộc, nhiều sắc đỏ và cam tượng trưng cho Lửa và đất vườn tượng trưng cho Thổ.
Hướng sân vườn: là hướng mà chủ nhân hay ra vào vườn. Nếu
vườn ở mặt trước nhà thì hướng vườn là hướng từ ngoài đường vào vườn. Ngoài ra,
với các vườn có nhiều lối vào thì hướng vườn được quan niệm là hướng sinh khí
có ảnh hưởng nhiều nhất.
- Hình dạng của cổng vườn nếu quá rộng khí sẽ bị thổi vụt đi mất.
Nhà ở hướng Đông, ứng với hành Mộc, nên dùng cổng gỗ. Nhà
ở hướng Tây, ứng với hành Kim, nên dùng cổng kim loại. Vật liệu lối đi trong
sân vườn có thể thay đổi và sử dụng nhiều loại vật liệu, màu sắc sáng hay tối
tùy thuộc vào tương quan với các thành phần tạo cảnh lân cận.
Nguyên tắc thiết kế sân nhà theo phong thủy
- Nước: là một thành phần quan trọng trong các vườn Phong Thủy, sinh khí cần có nước để dẫn dắt và lưu chuyển hài hòa. Nước trong vườn nên là mặt nước động, là suối hoặc vòi phun nước. Tuy nhiên, nếu mặt nước quá rộng, sẽ tạo nên những khoảng ẩm thấp trong vườn, khí có thể sẽ bị tù đọng.
Trong vườn Phong Thủy truyền thống, còn có “giả sơn” - núi
tượng trưng cho sự yên tĩnh, thiền định, bên cạnh núi bao giờ cũng có dòng nước
róc rách.
- Sơn thủy là cặp hình tượng biểu thị quan hệ âm dương rõ rệt nhất: một tĩnh một động, một âm một dương, một vươn cao một trầm mặc sâu lắng.
Hoa và cây:
- Cây cối là yếu tố đầu tiên để tạo nên một sân vườn đúng nghĩa. Trong vườn nên có cả hoa và cây với các màu sắc, hình thể tượng trưng cho các hành khác nhau, và có tính đối kháng theo một tỷ lệ nhất định như một vài khóm cây hoa sắc đỏ, hay hình kim tự tháp tượng trưng cho hành Hỏa rất thích hợp để kích thích sinh khí của vườn, nhưng nếu nhiều quá sẽ gây rối loạn, dây leo, cây liễu rủ tượng trưng cho hành Thủy, ….
- Các vật trang trí sân vườn (tượng, vật trang trí, giàn dây leo): tượng trưng cho Kim, hoặc Mộc, Thổ tùy vào chất liệu đồ vật. Nếu vật trang trí bằng gỗ, nên đặt ở hướng Đông vườn ứng với hành Mộc. Nhà ở xoay về hướng Tây nên dùng vật trang trí bằng kim loại, còn tượng hay lọ bằng đất, đá nên đặt ở giữa vườn ứng với hành Thổ.
Đèn sân vườn:
- Vào ban đêm, cả khu vườn chìm trong bóng tối là thuần âm. Đèn tượng trưng cho hành Hỏa, là thuần Dương, kích thích sinh khí của vườn vào đêm, giúp chiêm ngưỡng được và làm tăng vẻ đẹp lung linh huyền ảo của sân vườn.
Hàng rào vườn:
- Đây là yếu tố ngăn cách giữa hai môi trường khí bên trong và bên ngoài sân vườn. Do đó, với việc điều chỉnh độ dày thưa, cao hay thấp, và mở cổng
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét